Trang chủ / CÁC BỆNH UNG THƯ / NHỮNG THỰC PHẨM NÀO TỐT CHO SỰ HỒI PHỤC SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ?

NHỮNG THỰC PHẨM NÀO TỐT CHO SỰ HỒI PHỤC SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ?


Tỷ lệ mắc ung thư vú trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đối với những bệnh nhân mắc phải ung thư vú thì tìm một bệnh viện chuyên điều trị về ung thư, tích cực phối hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ là cách tốt nhất để khống chế hiệu quả bệnh ung thư vú. Ngoài việc tích cực điều trị thì chuyên gia còn khuyên rằng cần phải làm tốt việc chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt về ăn uống. Các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau đối với các chức năng của các cơ quan trên cơ thể, các loại thực phẩm có thể giúp bệnh nhân đề kháng với ung thư, có tác dụng hỗ trợ nhất định trong điều trị ung thư vú, và cũng có những thực phẩm lại không tốt cho sự phục hồi của bệnh nhân ung thư vú. Dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn về chế độ ăn uống với bệnh nhân ung thu vú.

* Những thực phẩm tốt cho sự phục hồi của bệnh nhân ung thư vú

Thường xuyên ăn nấm đầu khỉ. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nấm đầu khỉ có chứa nhiều đường và chuỗi polypeptide, các chất này có tác dụng khống chế rất mạnh đối với tế bào ung thư vú, mà có thể còn sinh ra chất interferon. Vì vậy, thường xuyên ăn nấm đầu khỉ có thể tăng tế bào bạch cầu cho bệnh nhân ung thư vú, làm tăng khả năng miễn dịch và có tác dụng phòng và trị ung thư vú.


Thường xuyên ăn tỏi. Tỏi là một trong những thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú. Trong tỏi có chứa nhiều nguyên tố vi lượng salen, có tác dụng phòng tránh ung thư. Khi sử dụng, tốt nhất nên giã nhỏ an sống. Thông thường, một tuần ăn vài lần có tác dụng phòng tránh ung thư vú.



Thường xuyên ăn củ cải. Nghiên cứu cho thấy, carotene sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa vitamin A. Chất này có thể bảo vệ các cơ quan và chức năng bình thường của các tổ chức biểu mô trên cơ thể, khiến cho các chất gây ung thư khó xâm nhập vào cơ thể, mà từ đó có tác dụng phòng chống ung thư vú. Khi sử dụng, tốt nhất là ăn chín, như vậy tốt cho việc hấp thụ carotene.


Thường xuyên ăn măng tây. Măng tây cũng là một trong những thực phẩm tốt cho sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú. Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều protein. Đây là một thành phần dinh dưỡng giúp chống lại ung thư, nó cũng hỗ trợ cho quá trình khống chế tế bào ung thư sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, những chất như axit folic, selen, axit nucleic có trong măng tây rất hữu hiệu trong việc phòng tránh tế bào ung thư lây lan. Vì vậy, thường xuyên ăn măng tây có lợi cho quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú.




* Những điều cần chú ý trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư vú

Liệu pháp điều trị bằng thực phẩm là một liệu pháp xanh được Đông y rất tôn thờ, từ góc độ biện chứng, Đông y cho rằng bệnh nhân ung thư vú cần chú ý những điều sau khi ăn uống.

  1. Do bị tổn thương của bệnh tật nên trong đời sống hằng ngày bệnh nhân nên tránh ăn những đồ ăn dễ bị nhiệt, sinh đờm như hành, gừng, tỏi, thịt mỡ lợn, bí đỏ; cần thường xuyên ăn những loại thực phẩm có tác dụng tiêu đờm như rong biển, hải tảo, hàu, măng tây, kiwi tươi.
  2. Sau khi bệnh nhân ung thư vú điều trị thì cơ thể yếu, lúc này bệnh nhân cần ăn những thực phẩm ích khí dưỡng huyết, như vậy sẽ cũng cố được hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe. Như: bột thuốc, cơm nếp, rau chân vịt, cá chép, cá nước ngọt, táo đỏ, hoa hồng.

Khi bệnh của bệnh nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn như quả tỳ bà, lê trắng, củ sen, chuối, ô liu, sơ ri.

Trong thời gian bệnh nhân ung thư vú nằm viện, bệnh viện hoặc người nhà bệnh nhân có thể dựa vào những nghiên cứu về các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng, khẩu vị vủa bệnh nhân và tình trạng sức khỏe, sau khi phẫu thuật hay hóa xạ trị, đưa ra một chế độ ăn uống thích hợp cho bệnh nhân (link tới trang wed: chế độ ăn uống, trung tâm dịch vụ), có thể giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt hơn. Các chuyên gia Bệnh viện ung bứu cũng nhắc nhở rằng : chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối cần hết sức thận trọng, nếu không thì không những không thể giúp bệnh nhân giảm đau mà ngược lại có thể làm cho bệnh nặng thêm.

- TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG.

Con người thông qua việc ăn uống, từ các thực phẩm hấp thụ các loại chất dinh dưỡng và chuyển hóa thành tinh, khí, huyết, luật dịch để duy trì hoạt động sống bình thường cho con người. Chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân ung thư vú có thể đem lại những tác dụng bổ trợ nhất định cho quá trình điều trị. Đặc biệt là trước khi phẩu thuật, cần phải tìm hiểu những điều cần chú ý trong việc ăn uống, nếu như ăn uống không hợp lý có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của phẫu thuật. Điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú trước khi điều trị có thể giúp cho quá tình điều trị được thuận lợi, đồng thời cũng là cơ sở cho bệnh nhân hồi phục tốt hơn sau điều trị.

  • Nguyên tắc thứ nhất về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư trước khi điều trị

Hấp thụ nhiều thực phẩm có chứa carbonhydrate. Những thực phẩm có chứa carbonhydrat có thể cung cấp đủ nhiệt năng cho bệnh nhân ung thư vú, làm giảm tiêu hao protein, phòng tránh hạ đường huyết, còn có thể làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng nhiệt lượng, bù đắp những tiêu hao nhiệt năng do sau điều trị bệnh nhân ung thư vú không ăn uống đầy đủ gây nên

  • Nguyên tắc thứ hai về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú sau điều trị 

Ăn nhiều thực phẩm có chứa protein. Bệnh nhân ung thư vú cần hấp thụ đủ protein. Nếu bệnh nhân ung thư không hấp thụ đủ protein thì sẽ bị phù thũng do không đủ chất dinh dưỡng, không có lợi cho việc lành vết thương sau mổ và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú. Những thực phẩm có chứa protein có thể làm giảm mức tiêu hao protein do bệnh gây nên, giảm các biến chứng sau phẫu thuật ung thư vú, giúp bệnh nhân ung thư vú hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

  • Nguyên tắc thứ ba về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vú sau điều trị

Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin. Vitamin A có thể thúc đẩy các tổ chức tái sinh, giúp vết thương mau lành hơn; vitamin K chủ yếu tham gia vào quá trình làm đông máu, có thể làm giảm xuất huyết trong và sau phẩu thuật. Khi thiếu vitamin nhóm B sẽ dẫn đến quá trình đào thải gặp trở ngại, ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương, vitamin C có thể làm giảm tính thấm mao mạch, ít xuất huyết, làm tăng quá trình tái sinh của các tổ chức và giúp vết thương mau lành hơn. Vì vậy, trước khi phẩu thuật bệnh nhân ung thư vú cần ăn nhiều loại trái cây hoặc sản phẩm từ trái cây có chứa nhiều vitamin, rau (hoặc sản phẩm từ rau xanh) hoặc bổ sung thuốc có chứa vitamin.

  • Bệnh nhân ung thư vú cần chú ý những gì trong chế độ ăn uống? 

Cần phối hợp linh hoạt với quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư vú trước và sau phẫu thuật đều cần ăn nhiều để bổ sung chất dinh dưỡng. Trong thời gian xạ trị, chế độ ăn uống của bệnh nhân cần thanh đạm mà hợp khẩu vị, không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ và vị nồng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý

Sau khi hoàn thành quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư vú cần lựa chọn những thực phẩm có lợi cho việc phòng tránh ung thư vú, điều này hết sức cần thiết cho quá trình điều trị ung thư vú.

  1. Nên ăn nhiều hải sản: rong biển, sứa, hải sâm, trai, hàu…
  2. Các loại đậu: đậu xanh, đậu đỏ, giá đỗ…
  3. Các loại rau: khoai môn, mã thầy, giao bạch, bí đao, nấm khẩu bắc, nấm đầu khỉ, nấm hương, cà chua…
  4. Các loại hoa quả: quả quýt, táo, sơn trà, kiwi tươi
  5. Khác: rùa, ba ba, cá quả, quả bo bo, mộc nhĩ…



Từ lâu, Đông y đã nhận ra rằng thức ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh. Hiện nay, rất nhiều bệnh viện đều coi nhẹ chế độ ăn uống của bệnh nhân, mà Bệnh viện Ung bứu đã cung cấp một đội ngũ chuyên gia về dinh dưỡng cho bệnh nhân, đưa ra thực đơn dinh dưỡng độc đáo và cụ thể cho mỗi trường hợp bệnh nhân và khẩu vị khác nhau, có thể giúp củng cố hiệu quả điều trị cho bệnh nhân và hồi phục sức khỏe một cách tốt hơn.