Trang chủ / CÁC BỆNH UNG THƯ / XÂY DỰNG THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỂ BẮT ĐẦU CUỘC CHIẾN BẢO VỆ DẠ DÀY!

XÂY DỰNG THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỂ BẮT ĐẦU CUỘC CHIẾN BẢO VỆ DẠ DÀY!


Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những cám dỗ từ các món ăn, đây đúng là một sự lựa chọn khó khăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rất nhiều những món người bình thường có thể ăn, nhưng bệnh nhân ung thư dạ dày cần hạn chế, thậm chí không được ăn. Cháo là một món dinh dưỡng rất tốt, bệnh nhân ung thư dạ dày thường xuyên ăn cháo có lợi cho cho đường ruột và dạ dày. Dưới đây bệnh viện ung bứu sẽ giới thiệu một số loại cháo phù hợp cho bệnh nhân ung thư dạ dày.

  • Cháo thủ ô

Nguyên liệu: thủ ô 50g, táo tàu 20 quả, gạo tẻ 100g

Cách chế biến: táo tàu rửa sạch bỏ hạt, thủ ô đem sắc lấy nước, cho gạo và táo vào nước thủ ô vừa sắc, đun thành dạng cháo là có thể dùng được. Mỗi ngày 1 bát, ăn sáng hoặc tối.

  • Cháo mận đen

Nguyên liệu: mận đen 20g, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng thích hợp

Cách chế biến: luộc mận đen lên lấy nước cốt, cho gạo vào nấu cho thành cháo. Sau khi cháo đã chín cho thêm 1 chút đường phèn, và tắt bếp là có thể dùng được. Mỗi ngày 1 bát, có tác dụng cầm máu rất tốt.

  • Cháo hạt bo bo

Nguyên liệu: hạt bo bo 20g, gạo nếp hoặc gạo tẻ 30g, nửa muỗng đường kính.

Cách chế biến: rửa sạch hạt bo bo, gạo nếp, bắc nồi lên cho thêm 2 bát nước, nấu dưới ngọn lửa vừa khoảng nửa tiếng, nhấc nồi xuống dùng khi ấm, mỗi ngày 1 lần (thích ăn ngọt có thể thêm đường, thích ăn mặn thêm thức ăn cho vừa miệng). Ung thu dạ dày sau phẫu thuatah dùng loại cháo này có thể giảm bớt nguy cơ tái phát. 

  • Cháo vừng

Nguyên liệu: hạt vừng 6g, gaoh 30g, mật ong lượng đủ dùng.

Cách chế biến: xào thơm hạt vừng lên, dùng gạo nấu thành cháo, khi sắp chín thì cho hạt vừng vào, sau đó cho thêm mật ong là có thể dùng được. Mỗi ngày 1 bát, có tác dụng bổ máu nhuận tràng.

Chuyên gia bệnh viện ung bứu nhắc nhở: khi nấu cháo, đừng quên cho một chút thực phẩm có chất kiềm, bởi vì bệnh nhân ung thư dạ dày bài tiết lượng axit khá cao, dùng kiềm có thể trung hòa axit. Hơn nữa, dùng các chất kiềm khiến cho các thành phần chất trong hạt gạo phát huy tác dụng, khiến cháo có độ dính hơn. Táo tàu mỗi lần cho 5-6 quả, không cần nhiều, để tránh sự viêm mãn thương vị, bệnh tình nghiêm trọng hơn.

NHỮNG LOẠI RAU CÓ LỢI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY PHỤC HỒI.     

Bệnh nhân ung thư dạ dày trong cuộc sống thường ngày, cần tạo thói quen ăn uống tốt. Sự cân bằng dinh dưỡng của thực phẩm, cũng cần có sự chú ý của cả người nhà lẫn bệnh nhân. Hơn nữa trong thực phẩm rau xanh trong khẩu phần ăn của bệnh nhân dạ dày có tác dụng  rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy:



  • Tỏi: trong tỏi có có chứa nhiều allicin, có khả năng ngăn chặn sự chuyển hóa chất nitrosamine gây ung thư. Nó có tác dụng để phòng tránh ung thư khác, ăn sống có hiệu quả tốt hơn.
  • Hành tây: trong hành tây không những chứa một số chất chống ung thư, mà còn chứa glutathione, có thể kết hợp điều trị ung thư, ăn sống tốt hơn.
  • Cà chua: là nguồn gốc của vitamin C, trong quá trình lưu trữ và điều tiết, vitamin C trong nó không dễ dàng bị phá hủy, trong cà chua cũng chứa tổ hợp carotene, lycopene, vitamin B có tác dụng chống oxy hóa. Nhưng không nên ăn cà chua khi đói, ăn cà chua chưa chín, hay ăn cà chua với dưa chuột.
  • Dưa chuột: trong dưa chuột có chứa protein, chất béo, hợp chất carbohydrate, khoáng chất, vitamin…Cho dù là bệnh nhân bị sốt viêm hay sốt vì ung thư, sau khi ăn dưa chuột sẽ thấy đỡ. Những bệnh nhân bị tràn dịch ổ bụng, hay màng phổi hoặc toàn thân phù nề, thì ăn dưa chuột cũng sẽ đỡ.
  • Bắp cải: có chứa nhiều vitamin C, canxi và carotene, Kali..có tác dụng giảm chất béo, giảm nhiệt lượng.
  • Rau cần: có chứa nhiều protein, carbohydrates, chất béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời cần tây cũng chứa dầu cần tây, có thể thúc đẩy sự thèm ăn. Cần tây có chứa nhiều cellulose, thường xuyên tiêu thụ có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng ăn cải xoong có thể chống lại các chất độc hại trong thuốc lá thiệt hại phổi, và trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư phổi ở một mức độ nhất định.
  • Măng: có chứa nhiều protein, axit nucleic, đối với bệnh nhân ung thư có hiệu quả phòng ngừa tốt, đặc biệt là với ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư da…
  • Cà rốt: giàu carotene, hiếm khi bị phá hủy ở nhiệt độ cao, đồng thời dễ được hấp thụ bởi cơ thể, sau khi vào cơ thể chuyển biến thành retinoid. Người thường hút thuốc, nếu mỗi ngày uống một cốc cà rốt, sẽ có lợi cho phổi. Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư làm hóa trị, nếu có thể uống cà rốt có thể giảm tác dụng phụ của hóa chất.
  • Khoai lang: có chứa đường, protein, cellulose, và nhiều loại vitamin, trong đó có cả carotene, vitamin E, C…Trong khoai lang còn giàu lysine, nên ăn khoai lang luộc hấp, tốt nhất nên kết hợp với uống sữa.
  • Cà tím: chứa nhiều vitamin P, và phytochemical, nghiên cứu cho thấy có khả năng ngăn ngứa hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra tác dụng của cà tím còn có thể: giảm đau, giảm sưng. Một số bệnh nhân sau khi hóa trị, đường tiêu hóa gặp phải vấn đề như sốt, cũng có thể dùng thêm cà tím để bổ trợ.

Chuyên gia Bệnh viện Ung Bứu khuyên nên lựa chọn rau củ phù hợp, giúp bệnh nhân ung thư dạ dày tăng vitamin, đảm bảo sự điều tiết, dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.