ĂN GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA UNG THƯ GAN HIỆU QUẢ? SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ GAN CẦN CHÚ Ý CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO
Với số lượng bệnh nhân ung thư gan ngày càng tăng nhiều người bắt đầu lo lắng về việc liệu họ có đang vô tình bị ung thư gan, vậy thì phương pháp nào để ngăn ngừa ung thư gan không? Dưới đây là 3 thực phẩm chuyên gia Bệnh viện Ung bướu khuyên dùng: măng, rau diếp, măng tây. Hàng ngày, ăn 3 loại thực phẩm này có thể giảm nguy cơ phát sinh ung thư gan.
- Măng: giải độc, nhuận tràng
Măng có tác dụng nhuận tràng, vi khuẩn trong đường ruột kết hợp với xơ măng tạo thành vitamin cần thiết, ngoài ra còn có tác dụng trao đổi bài tiết cholesterol ra ngoài cơ thể.
Chế độ ăn được đề nghị: Nấm, nấm hầu thủ 60g, thịt nạc hoặc thịt gà đen 200g, thêm 600g măng cắt thành miếng, dùng dầu thực vật xào chín hoặc nấu chín, dùng thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư đường ruột và ung thư gan, người bị chảy máu dạ dày nghiêm trọng hoặc dãn tĩnh mạch thực quản nên cẩn tận khi ăn măng.
- Rau diếp: gúp ăn ngon, ngừa thiếu máu
Lá rau diếp rất giàu carotene, canxi và vitamin C, rau diếp có thể thúc đẩy sự tiết dịch vị của các enzym tiêu hóa và đường mật, giúp tăng cảm giác ngon miệng cho người viêm gan B, viêm gan C và các bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính. Người bị xơ gan và thiếu máu nên ăn rau diếp, có thể thúc đẩy sự tiết axit hữu cơ và các enzym, tăng hấp thụ sắt , và đóng góp vào sự gia tăng phục hồi của tiểu cầu, để ngăn chặn tiến triển của bệnh.
Chế độ ăn được đề nghị: Gọt sạch, cắt thành miếng để xào
- Măng tây
Măng tây có chứa một axit nucleic, folic acid, glutathione, choline, arginine, Mannan, peptidase rutin có hiệu quả có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Măng tây cũng có thể được sử dụng như là điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan, giúp giảm mệt mỏi, tăng cảm giác ngon miệng.
Chế độ ăn được đề nghị: Măng tây làm sạch, luộc chín rồi làm salad ăn, ăn một lần mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ; mỗi ngày lấy 5-10gram rễ măng tây, sắc với nước, dùng thay trà, 3 tháng 1 liệu trình, không được dừng hay gián đoạn.
Chuyên gia của Bệnh viện Ung thư chỉ ra: Ngoài ba thực phẩm ở trên, các sản phẩm như sữa và trái cây cũng có thể ngăn ngừa ung thư gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư gan, nhưng nếu phát hiện bệnh thì nên tới bệnh viện chính quy để kiểm tra và điều trị kịp thời.
- SAU QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT, UNG THƯ GAN CẦN CHÚ Ý CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Ung thư gan là 1 căn bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ở khu vực Đông Nam Á khá cao. Ngày nay, kỹ thuật điều trị ung thư xâm lấn nhỏ đã dần trở thành phương pháp điều trị chính tại nhiều quốc gia, với đặc điểm điều trị vết thương điều trị nhỏ, khả năng hồi phục nhanh, xuất huyết ít đã được nhiều bệnh nhân đồng tình. Kỹ thuật thắt nút mạch cũng thuộc 1 loại phương pháp điều trị xâm lấn nhỏ. Bệnh viện ung bứu đã tiến hành phương pháp thắt nút mạch cho khối u gan tại động mạch thông qua ống dẫn hoặc làm tắc nghẽn động mạch tại 1 khu vực để tiến hành điều trị cục bộ, đây là phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Vậy, sau quá trình thắt nút mạch, chế độ ăn uống của bệnh nhân sẽ như thế nào?
Thông thường, sau khi tiến hành điều trị thắt nút mạch, tê bào ung thư cũng sẽ bị hoại tử, bệnh nhân sẽ có tình trạng sốt cao, thời gian này bệnh nhân cần ăn uống nhiều nước, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của thuốc để bài tiết ra ngoài, giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nếu hệ tiêu hóa của bệnh nhân yếu có thể bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời cũng nên cung cấp đầy đủ lượng đạm cho cơ thể.
Sau quá trình điều trị thắt nút mạch, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm có khả năng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, kháng lại tế bào ung thư như bo bo, hạnh nhân, trái ấu, sứa biển, hào biển; hoặc thực phẩm giảm tác dụng phụ của việc hóa trị, xạ trị như: huyết ngỗng, nấm, vi vá, nhãn nhục, lươn, đào v..v; không nên hút thuốc lá, không uống rượu bia, tránh các thực phẩm cay như ớt, tiêu, vỏ quế; tránh các thực phẩm dầu mỡ, chiên nướng.
Sau quá trình điều trị thắt nút mạch, đa phần sự thèm ăn của bệnh nhân sẽ giảm đi rất nhiều, cho nên trong quá trình chăm sóc, nên chú ý vào việc ăn uống của bệnh nhân, động viện bệnh nhân ăn uống. Cung cấp đầy đủ chất đạm, calo, chất xơ, thực phẩm ít cholesteron như thịt nạt, cá, trứng gia cầm, sữa hoặc các thành phần làm từ đậu, các loại rau củ quả tươi v..v Và tránh sử dụng mỡ động vật. Nên bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh ăn các thực phẩm khô cứng, thực phẩm chiên nướng, dầu mỡ, áp dụng cách thức chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tránh các thực phẩm kích thích và có quá nhiều chất xơ, tránh tình trạng bệnh nhân xơ gan bị xuất huyết tĩnh mạch, thực quản hoặc dạ dày.
Nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, uống nhiều nước ép trái cây, bổ sung đầy đủ vitamin là sự lựa chọn đầu tiên trong việc chăm sóc bệnh nhân sau khi điều trị thắt nút mạch. Bệnh nhân bị sốt nên uống nhiều nước, có tác dụng làm giải nhiệt. Bệnh nhân xuấ hiện tình trạng ói mửa nhiều, nên kiêng ăn, tránh tình trạng kích ứng của dạ dày với thực phẩm, khiến bệnh tình càng nghiêm trọng hơn. Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng chướng bụng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều natri (muối), nên bổ sung thực phẩm không muối hoặc ít muối. Nếu bệnh nhân từng hôn mê sau quá trình điều trị nên bổ sung chất đạm, mỗi ngày cần được hấp thụ từ 20g-40g đạm, nên lựa chọn đạm động vật có giá trị sinh học cao như pho mát, trứng, thịt nạt v..v..
Bệnh viên ung bướu sau khi giúp bệnh nhân tiến hành điều trị thắt nút mạch, chuyên gia dinh dưỡng của viện sẽ căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà đưa ra 1 chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chủ yếu là cách chế biến và đa dạng hóa các thực phẩm, tạo khẩu vị thơm ngon, tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân.
- BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN GIAI ĐOẠN CUỐI CẦN CÓ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Gan là cơ quan sản xuất hóa chất của cơ thể, có thể giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi mắc ung thư gan, sẽ uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của cơ thể. Việc tìm được bệnh viện chuyên điều trị ung thư, tích cực kết hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.
Trong chế độ ăn uống thường nhật, thức ăn có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó không chỉ có các thành phần nâng cao sức sống cho tế bào miễn dịch trong cơ thể mà cơ thể cần như các loại: vitamin, protein, đường fructose, AHA, kali, canxi, sắt, axit amin…mà còn có những thành phần hoạt tính có thể khống chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Tóm lại một câu rằng, vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng phòng và chống ung thư. Vậy thì bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần chú ý gì trong chế độ ăn uống là vấn đề mà bệnh nhân và người nhà quan tâm, dưới đây, các chuyên gia ung thư của Bệnh viện ung bướu sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn.
- Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
- Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tránh ăn một loại thức ăn mà nên ăn một cách đa dạng hóa. Về thức ăn chính, có thể ăn cơm, mì, sủi cảo, cháo ăn cùng với màn thầu, bánh bao nhân thịt hoặc nhân rau. Về các loại thịt, có thể nướng, có thể xào cũng có thể hấp. Về cách nấu , cần kết hợp được giữa màu sắc, hương thơn và mùi vị. Dầu dùng để xào rau đa số là dùng dầu thực vật, như vậy vừa tốt cho việc hấp thụ vitamin dạng mỡ, vừa có thể bổ sung nhiệt lượng cần thiết.
- Ăn uống hợp lý các thực phẩm tốt cho gan như thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và thực phẩm có chứa nhiều axit amin. Nếu có thuốc nam chế biến thành thuốc uống thì có thể nâng cao hiệu quả bảo vệ gan.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như cá, nội tạng động vật và lòng vàng trứng, cung cấp đầy đủ các loại rau lá xanh tươi và hoa quả như cải xanh, củ cải, cà chua, các loại đỗ, cà rốt, nước quýt ép, nước lê ép, nước táo ép, nước ép quả mã thầy.
- Nguyên tố vi lượng Magie và Trytophan giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. Các thực phẩm có chứa nhiều Magie như loại hoa quả khô, gạo lức, ngô, lúa mì, vừng, lá cà rốt, hẹ, cải, hoa vàng, rong biển. Các loại thực phẩm có chứa nhiều tryptophan như thịt gà, sữa chua, thịt bò, chuối tiêu.
Bệnh nhân ung thư gan thường tiêu hao nhiều năng lượng nên phải đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cách đơn giản nhất để xác nhận tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân có tốt hay không đó là có duy trì trọng lượng cơ thể hay không. Mà muốn giữ được thể trọng cơ thể ở mức bình thường thì cách tốt nhất là giữ cân bằng trong chế độ ăn uống, bệnh nhân ung thư gan thường có triệu chứng tiêu hóa kém như kém ăn, buồn nôn, trướng bụng, cần ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như nước ép quýt tươi, nước ép hoa quả, nước gừng pha đường, cháo để giúp tiêu hóa và giảm đau, khi ăn không nên ăn quá lạnh, quá nóng, quá no. Bệnh nhân ung thư gan thường buồn nôn, nôn, ăn kém, nên ăn các loại thực phẩm thanh đạm tốt cho dạ dày và dễ tiêu hóa như hạnh nhân, bột củ sen, bột polenta, bánh kim quất, bánh sơn trà.
Bệnh viện ung bướu kết hợp sự đặc sắc của Đông y với dinh dưỡng học hiện đại, đưa ra thực đơn dinh dưỡng dựa vào thói quen ăn uống và đặc trưng bệnh của bệnh nhân ung thư gan, chú trọng đến cách chế biến, tạo ra những món ăn ngon đẹp mắt, giúp bệnh nhân bổ sung chất dinh dưỡng, một cách hiệu quả, từ đó có tác dụng phòng và chống ung thư.